Kiến thức quản trị website bạn cần biết
1. Định nghĩa về UI và UX là gì?
UX là viết tắt của User Experience (trải nghiệm người dùng) hoặc cách mọi người cảm thấy khi họ xem trang web và là cách người dùng sử dụng website/app. Trên hết, UX là về cách tiếp cận các trang web của bạn từ góc nhìn người dùng đầu tiên.
UI là viết tắt của User Interface (giao diện người dùng) ngày nay trong mọi thiết kế UI đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị website, truyền nội dung thông điệp của website đến người dùng.
2. Quản trị website với mã HTML
Những năm về trước, một nhà quản trị website sẽ cần biết cách viết mã. Nhưng ngày nay, công việc thiết kế mã HTML đơn giản hơn nhiều, nó đã được phần mềm hỗ trợ khá trực quan. HTML là viết tắt của HyperText Markup Language (ngôn ngữ mã hóa) được sử dụng để đưa nội dung lên một trang web và nó cung cấp một cấu trúc hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa nó là biến một loạt thành tố như: tiêu đề, đoạn văn và chân trang, … trở thành một kiểu nội dung trên internet. Và nó cũng là cách để bạn tối ưu nội dung trên YouTube như ảnh, video và đồ họa trên một trang web.
3. Tìm hiểu về CSS bổ trợ cho HTML như thế nào?
CSS (Cascading Style Sheets) là một đối tác bổ trợ cho HTML, mã hóa cho các trình duyệt biết cách định dạng kiểu HTML cho một trang web. Nói cách khác, đó là công cụ làm cho tất cả các văn bản và nội dung, bố cục trang web trông bắt mắt hơn, đẹp hơn và thân thiện hơn với người dùng. Với CSS, bạn có thể điều chỉnh màu sắc, thay đổi font chữ hoặc thêm một nền tuyệt đẹp, là nơi bạn tha hồ sáng tạo cho ra thiết kế và quản trị website một cách hiệu quả.
4. Kiến thức về quản trị website với truyền thông và mạng xã hội
Kiến thức về quảng cáo marketing, truyền thông và các công cụ mạng xã hội cũng là một trong những kỹ năng cần có cho một người làm quản trị website. Các kiến thức chuyên môn có thể giúp bạn hành nghề từ việc xây dựng trang web mà không cần giao tiếp tốt. Tuy nhiên bạn cần thể hiện kiến thức về truyền thông về các dự án với khách hàng cũng như giải thích những khả năng sáng tạo cũng như quản trị web của bạn cho khách hàng hiểu rõ. Như vậy Bạn có thể có được nhiều kinh nghiệm cho việc quản trị web đa dạng hơn khi được yêu cầu thực hiện một số chỉnh sửa cho các trang web phù hợp với yếu tố truyền thông và mạng xã hội mà khách hàng yêu cầu.
5. Kỹ năng thiết kế web chuẩn SEO
SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) có vẻ như nó có ý nghĩa đối với một nhà quản trị web. Hiểu về cách thiết kế web chuẩn SEO trên các công cụ tìm kiếm là cách mà nhiều công ty bán hàng ngày nay mong muốn tiếp cận và đòi hỏi một người quản trị web chuyên nghiệp phải có. Vì vậy đây cũng là bộ kỹ năng bạn cũng sẽ cần trong quá trình quản trị web nó sẽ có ích cho bạn khi bạn đang tìm việc hoặc làm nhân viên quản trị website tự do để giải thích cho khách hàng.
6. Quản lý Doanh Nghiệp thu hút khách hàng
Một người làm công việc quản trị website tự do, thì biết quản lý Doanh Nghiệp để làm cái gì? Thực ra bằng việc hiểu được cách quản lý Doanh Nghiệp, khách hàng là điểm mấu chốt sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn hoặc công ty của bạn có lợi nhuận bền vững. Nếu bạn trao đổi công việc trực tiếp với khách hàng, bạn nên có một kế hoạch để đảm bảo rằng không chỉ riêng kiến thức chuyên môn quản trị website mà bạn còn có kiến thức quản lý Doanh Nghiệp và dự án để hiểu được khách hàng muốn gì, cần gì để có thể “mua chuộc” được họ nhanh chóng. Để công việc quản trị website hiêu quả bạn cần một đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn đủ giỏi để giải quyêt các vấn đề phát sinh.